Subscribe Us

header ads

Bệnh xì mủ hại sầu riêng

 

Ở các vườn cây lớn khi bước vào thời kì kinh doanh, hầu như vườn nào cũng bị xì mủ, cả miền Tây, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chỉ là mức độ nặng hay nhẹ.

Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân: do nấm Phytopthora

Có 2 loại xì mủ nhà vườn cần phân biệt: “xì mủ ướt” và “xì mủ khô”

1. Bệnh Xì Mủ Ướt
1.1 Đặc điểm gây hại
Nấm tấn công trực tiếp vào các vết tổn thương ở rễ gây xì mủ cổ rễ và lan lên thân hoặc nấm tấn công trực tiếp từ các vết tổn thương trên thân cây và nấm bệnh di chuyển theo các vết nước xì mủ xuống dưới cổ rễ.

Cây Sầu Riêng con bị bệnh xì mủ gốc

Thông thường các bạn trị hoài không hết là do ổ bệnh chính tập trung nằm ở phần cổ rễ, các vết xì mủ trên thân là phụ. Do đó, phải diệt tận gốc ổ bệnh chính là phần cổ rễ.

Định nghĩa cổ rễ: là phần rễ trong phạm vi 30 – 40 cm tính từ gốc ra và nấm xì mủ chỉ gây hại trong phần cổ rễ, các phần rễ tơ bên ngoài không bị ảnh hưởng. Do đó, khi xử lý xì mủ phần cổ rễ chỉ tập trung phạm vi nói trên.

Cây Sầu Riêng bị xì mủ gốc

1.2 Điều kiện thích hợp gây hại:
Đất xấu, thiếu hữu cơ, đất bị dẽ chặt, không thoáng khí.
Nấm phát triển mạnh vào mùa mưa.
Dinh dưỡng không cân đối, bón nhiều phân hóa học đất trở nên chua
Có sự xuất hiện của tuyến trùng, mối… cắn phá rễ
Cây trồng sâu, cổ rễ bị chôn lấp trong đất, phần gốc thường xuyên bị đọng nước không thông thoáng.
PH thấp (<5) kết hợp việc cây bị stress kéo dài (Xiết nước xử lý ra hoa , đất ngập nước), cây dồn hết sức để ra hoa, mang trái, sức đề kháng kém là những điều kiện thích hợp để nấm tấn công và gây hại.
1.3 Xử Lý:
Khi phát hiện, cạo sạch vết bệnh cả ở gốc và dưới rễ (lưu ý: phải cho lộ phần cổ rễ ra), quét các loại thuốc gốc đồng (đồng hữu cơ) để cố định vết bệnh, ngăn chặn bệnh lan rộng ra.

Sau khi cố định vết bệnh trong vòng 24 tiếng, dùng thuốc ĐẶC TRỊ nấm hoạt chất như: Fosetyl Aluminium, metalaxyl, difenoconazole…pha sệt quét lên vết bệnh, cách ngày quét lại cho đến khi vết bệnh khô hẳn.

Cây đã được xử lý bệnh xì mủ gốc

Đồng thời, tưới thuốc bệnh vào phần đất xung quanh gốc, mỗi gốc tưới từ 20-30 lít thuốc tùy theo cây lớn nhỏ.

Những việc cần làm sau khi xử lý để cây khỏe và bệnh không tái lại:

Bón phân hóa học cân đối, dưỡng cỏ trong vườn.
Sau khi thu hoạch, xử lý nâng pH đất, bón nhiều hữu cơ chất lượng
Mô đất trồng cao ráo, cần trồng mặt bầu ngang mặt đất, nếu lỡ trồng sâu rồi cần phá bồn. tạo rãnh thoát nước, tránh nước đọng ở trong gốc.

Cây phát triển tốt sau khi xử lý bệnh xì mủ

2. Bệnh Xì Mủ Khô
2.1 Nguyên nhân:
Do mọt, ấu trùng xén tóc đục thân tấn công, chúng thường tấn công vào những nơi kẹt như phần gồ ghề, sần sùi ở vỏ, cháng ba giữa cành và thân chính…tạo điều kiện cho nấm phytop sẽ theo sau gây xì mủ.


Sâu, mọt đục tạo điều kiện cho nấm tấn công gây bệnh Xì Mủ khô
2.2 Thời điểm:
Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô, ở những vườn cây lớn, sau giai đoạn ra hoa, trái sức khỏe cây suy giảm, đề kháng kém, điều kiện để sâu, mọt tấn công dễ dàng.

2.3 Xử lý:
Dùng dao đục bắt hết sâu theo mạch phá của sâu trên thân, khui lỗ mọt đục cành, sau đó quét thuốc trừ sâu vào bằng các thuốc LƯU DẪN, XÔNG HƠI, DIỆT CẢ TRỨNG: Cypermethrin, Chloryphos Ethyl,…
Cạo sạch vết bệnh, quét thuốc trị xì mủ (quy trình như trị xì mủ ướt).
Cách xử lý cây bị xì mủ khô
Phun thuốc đặc trị sâu đục thân, mọt đục cành toàn vườn (phun kỹ vào thân, cành). Nếu thấy vườn sâu, mọt nhiều thì sau 7 ngày xịt lại lần 2.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét