Subscribe Us

header ads

Các bước sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả

 Nói đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp thì hầu như nhà vườn nào cũng sử dụng (chỉ là ít hay nhiều), tuy nhiên để biết, hiểu và sử dụng đúng thì thực tế có rất nhiều vấn đề cần bàn luận và không phải nhà vườn nào cũng nắm rõ. Hãy cùng A+ tìm hiểu qua 6 bước sử dụng thuốc bên dưới:

1. XÁC ĐỊNH ĐÚNG TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Khi  sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì bước đầu tiên và quan trọng nhất là phải XÁC ĐỊNH ĐÚNG BỆNH (hoặc SÂU HẠI) đang có trong vườn của mình. Nếu xác định sai thì tất cả các bước còn lại dù làm đúng cũng vô nghĩa. 

Ví dụ: Khi cây bị vàng lá, bạn nghĩ cây bị bệnh nên chạy ra tiệm mua thuốc trị bệnh về phun, để chắc ăn bạn còn tưới thuốc cả dưới gốc, nhưng làm hoài cũng không thấy hết. Sau khi được nghe tư vấn thêm từ nhiều nguồn (bạn bè, chủ tiệm thuốc…), đoán rằng cây bị thiếu phân nên đi mua phân về bón và cuối cùng cây chết.

– Diễn giải trước khi chuẩn đoán: thực ra, cây bạn đúng là bị bệnh và thiếu phân nhưng nó chỉ là biểu hiện bề ngoài thôi, bạn cần phải xác định được nguyên nhân chính làm cây mình bị yếu thì mới trị dứt điểm được.

– Chuẩn đoán từ cán bộ kỹ thuật: đơn giản là do pH đất thấp, mặc dù bạn có bón phân đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dẫn đến sức đề kháng cây kém và bệnh phát triển

– Cần xử lý như sau: 

+ Bước 1: Nâng pH đất

+ Bước 2: Trị bệnh

+ Bước 3: Bón phân


Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh

Muốn xác định đúng thì bạn cần có sự tư vấn của người có chuyên môn lâu năm, xuống kiểm tra trực tiếp tận vườn.

2. ĐÚNG THUỐC

“Đúng thuốc” ở đây không phải nhìn vào tên thuốc mà nhìn vào THÀNH PHẦN hoặc HOẠT CHẤT có ghi trên sản phẩm đó.

Với các tiêu chí sau đây:

Thuốc bảo vệ thực vật có chứa thành phần hoặc hoạt chất có hiệu quả phòng trị cho bệnh hoặc sâu hại cần phòng trừ.

𝑉𝑖́ 𝑑𝑢̣: Sản phẩm có tên là “𝐀𝐜𝐭𝐚𝐫𝐚” có hoạt chất là “𝑻𝒉𝒊𝒂𝒎𝒆𝒕𝒉𝒐𝒙𝒂𝒎”, sản phẩm có tác dụng đặc trị Rầy rất mạnh nhưng nếu bạn đem thuốc này để trị bọ cánh cứng thì không hiệu quả

Hoạt chất phải có trong danh mục cho phép của cục BVTV, không dùng hoạt chất cấm.

𝑉𝑖́ 𝑑𝑢̣: Sản phẩm tên là “𝐑𝐞𝐠𝐞𝐧𝐭” có hoạt chất là “𝑭𝒊𝒑𝒓𝒐𝒏𝒊𝒍”, có tác dụng Đặc Trị Bọ cánh cứng rất tốt nhưng hiện tại ở Việt Nam đã cấm sử dụng

Nếu bệnh mới xuất hiện hoặc mức độ nhẹ thì có thể dùng hoạt chất để PHÒNG NGỪA, nhưng nếu bệnh nặng thì cần dùng thuốc có hoạt chất để ĐẶC TRỊ.

𝑉𝑖́ 𝑑𝑢̣: Hoạt chất “𝑴𝒂𝒏𝒄𝒐𝒛𝒆𝒃” để phun phòng ngừa bệnh thán thư rất tốt nhưng khi cây bệnh nặng cần đổi qua hoạt chất “𝑴𝒂𝒕𝒂𝒙𝒚𝒍” Đặc Trị sẽ hiệu quả hơn

3. THAY ĐỔI THUỐC THƯỜNG XUYÊN

Một loại thuốc bảo vệ thực vật dù có hiệu quả cao đến đâu cũng không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài tránh hiện tượng dịch hại kháng thuốc, cần thay đổi thuốc thường xuyên, đặc biệt đối với những loại dịch hại có vòng đời ngắn và dễ kháng thuốc như: rầy, nhện… thì cần thay đổi HOẠT CHẤT  thuốc khác nhau cho mỗi lần phun.

𝑉𝑖́ 𝑑𝑢̣: Khi phun diệt rầy, lần 1 bạn dùng sản phẩm có tên là “𝐘𝐚𝐦𝐢𝐝𝐚”, nghĩ lần 2 mình đổi sang sản phẩm có tên khác là “𝐂𝐨𝐧𝐟𝐢𝐝𝐨𝐫” là được, nhưng thật ra hai thuốc này đều có hoạt chất là “𝑰𝒎𝒊𝒅𝒂𝒄𝒉𝒍𝒐𝒑𝒓𝒊𝒅”.

Phun 2 lần liên tiếp mà cùng hoạt chất thì:

– Hiệu quả diệt trừ yếu

– Dễ gây kháng thuốc (lờn thuốc)

– Tốn tiền

Cách phun như trên là chưa phù hợp

DO ĐÓ, ĐỔI THUỐC LÀ ĐỔI HOẠT CHẤT( THÀNH PHẦN) KHÔNG PHẢI ĐỔI TÊN SẢN PHẨM

4. ĐÚNG LÚC

Phun thuốc vào thời điểm sâu bệnh dễ bị tiêu diệt: giai đoạn sâu non, trứng đối với sâu hại và ở giai đoạn đầu (cây mới bị bệnh) đối với bệnh hại.

Phun vào lúc trời mát, không có gió to

Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa hoặc đang xổ nhụy, không phun thuốc khi trời nắng nóng hoặc trời sắp mưa.

Trừ một số trường hợp cần lưu ý 

+ Bọ cánh cứng: phun thuốc vào buổi tối là tốt nhất (sau 7h tối) vì đây là thời điểm vàng để bọ cánh cứng đi kiếm ăn.


+ Rong rêu: Phun vào buổi trưa, lúc trời nắng nóng là hiệu quả cao nhất (rong rêu sẽ hấp thụ thuốc nhiều hơn)

+ Rầy: chỉ phun trong giai đoạn từ khi cây bắt đầu có đọt non (nhú mũi giáo) cho đến khi lá non mở hoàn toàn thì ngưng

5. ĐÚNG NỒNG ĐỘ VÀ LIỀU LƯỢNG

Cần pha đúng theo hướng dẫn sử dụng có in trên bao bì hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Không tuỳ ý gia giảm nồng độ của thuốc, nếu phun liều cao có thể gây ngộ độc hoặc cháy lá non, gây tốn thuốc tăng chí phí, còn nếu phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho dịch hại quen thuốc, kháng thuốc tạo nguy cơ bùng phát dịch.

Trong một số trường hợp có thể tăng hay giảm liều lượng như: do áp lực của bệnh hoặc sâu hại tăng cao, do pha trộn với một vài phân thuốc khác, hoặc do điều kiện thời tiết… tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của kỹ thuật có chuyên môn.

𝑉𝑖́ 𝑑𝑢: 1 gói thuốc 100g pha đúng liều là 100 lít nước, nhưng có thể tăng liều lên 80 lít nước (nếu bệnh nặng) hoặc giảm liều xuống 120 lít nước (nếu cần pha chung với thuốc khác)

6. ĐÚNG CÁCH

– Khi phun thuốc tuỳ vào đặc điểm, vị trí gây hại của từng loại dịch hại để hướng vòi phun tập trung theo hướng phù hợp, không đi ngược chiều gió khi phun. Ví dụ: rầy và nhện gây hại chủ yếu mặt dưới lá, do đó khi phun cần phun tập trung ở mặt dưới

– Trường hợp bình thường tốt nhất nên phun đơn (1 loại thuốc), tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần phối trộn nhiều thuốc để tăng hiệu quả phòng trừ hoặc để tiết kiệm công phun xịt thì cần tuân thủ đúng nguyên tắc phối trộn như sau:

+ Thuốc sâu cộng thuốc sâu được

+ Thuốc bệnh cộng thuốc bệnh được (trừ thuốc gốc đồng, gốc kẽm, gốc nhôm)

+ Phân bón lá cộng phân bón lá được

+ Phần lớn thuốc sâu có thể pha chung với phân bón lá.

+ Không pha chung thuốc bệnh với phân bón lá có hàm lượng đạm.

+ Hạn chế pha chung thuốc sâu với thuốc bệnh

+ Tuyệt đối CẤM sử dụng hay pha chung thuốc cỏ trong mọi trường hợp

Trong một số trường hợp nguyên tắc trên có thể khác một chút. Để kỹ hơn các bạn lấy một ít mỗi loại ra pha thử trước nếu thấy hiện tượng kết tủa, vón cục hoặc óc trâu thì các thuốc đó không pha chung được với nhau.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét