Subscribe Us

header ads

Quy trình làm bông trên sầu riêng ở Tây Nguyên

Quy trình làm bông trên cây sầu riêng ở Tây Nguyên

Yêu cầu:  

Trước khi làm bông cây khỏe, không bị bệnh xì mũ, thán thư, rông rêu, ….

- Cây đủ lá (có 2 – 3 cơi lá)

- Có thời tiết thuận lợi làm bông (gió, nhiệt độ, cắt mưa hoàn toàn)

Bộ lá khỏe, cây khỏe

Qui trình làm bông gồm các bước:

Bước 1: Bón lân gốc
- Thời điểm: Khi cơ lá cuối cùng (cơi lá làm bông) đọt bắt đầu mở hết lá.
- Các loại phân có thể sử dụng các loại phân Lân như Văn Điền, Ninh Bình, Long Thành, …ngoài có thể sử dụng DAP + Kali
- Liều lượng: Tùy vào độ tuổi cây, sức cây, mức độ xanh tốt của cây mà dung liều lượng khác nhau.
Ví dụ: Cây 5 năm tuổi bón từ 3 – 4 kg Lân

- Cách bón: Bón khu vực dưới tán lá phạm vi 2/3 tán tính từ gốc ra ngoài.
Chú ý: Trước khi bón lân cần dọn sạch cỏ rác dưới khu vực tán lá để bón Lân thẩm thấu xuống đất đạt hiệu quả cao.
- Tưới nước thường xuyên cho lân tan hết 3-4 ngày tưới 1 lần. Tưới 3 lần thì ngưng tưới và cắt nước hoàn toàn.

Bước 2: Phun tạo mầm
- Thời điểm: Sau khi bón phân Lân 15 ngày tiến hành phun tạo mầm lần 1.
- Các phân có thể sử dụng: Bằng 10-60-10, 10-55-10, Lân 86 kết hợp với phân bón lá chứa kali cao 7-5-44 + TE vi lượng.
- Liều lượng: Theo hướng dẫn trên bao bì
- Cách phun: Quan trọng phun ướt dạ cành, thân và mặt dưới lá
Lưu ý: Sau khi tạo mầm lần 1, quan sát biểu hiện cây và thời tiết thường xuyên kiểm tra dạ cành để xem có mầm hoa hay không (mắt cua ). Tùy số lượng nhiều hay ít, nếu chưa thấy xuất hiện mầm hoa thì phun tạo mầm lần 2 hoặc lần 3 phun như lần 1. Mỗi lần tạo mầm cách nhau 7 – 10 ngày.

Bước 3: Kéo bông
Khi kiểm tra có mắt cua sáng rõ thì bắt đầu kéo bông bằng các chất dinh dưỡng như Amino Axit, trung vi lượng, …


Trường hợp mắt cua bị đen hoặc nghẽn bông do nhiều yếu tố như:  tưới nước sớm, mưa trong thời gian ra mắt cua, ....

Đăng nhận xét

0 Nhận xét