Subscribe Us

header ads

Phòng trừ bệnh thối mốc lục, mốc xanh trên cây có múi

Phòng trừ bệnh thối mốc lục (Penicillium digitatum), mốc xanh (Penicillium italicum) P. ulaiense (Holmes và ctv., 1994). trên cây có múi

a - Tác nhân gây bệnh

Do nấm Penicillium spp.

b - Triệu chứng bệnh

Triệu chứng ban đầu là những vết mềm, dạng vết nước loang trên bề mặt trái, vết bệnh phát triển nhanh và được bao phủ bởi lớp nấm trắng. Nếu trái thối thì vết bệnh được phủ bởi lớp bào tử xanh, tơ nấm trắng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao.

Triệu chứng thối mốc do nấm Penicillium ssp


c - Đặc điểm phát sinh

Bệnh hại chủ yếu vào giai đoạn sắp thu hoạch và trong thời gian bảo quản quả. Nấm gây bệnh lan truyền từ quả bị bệnh sang quả khỏe.

d - Biện pháp phòng, trừ

Phòng: Vệ sinh vườn, thu các quả bị nhiễm bệnh thối mốc đem tiêu hủy.

Không thu hoạch các quả có triệu chứng bị bệnh. Loại bỏ trái bị bệnh khỏi các thùng đựng trái ngay khi phát hiện vì bệnh lây lan và phát tán rất nhanh. Tránh làm dập trái trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản.

Không thu hoạch quả khi trời mưa ẩm.

Nấm Penicilium chủ yếu tấn công vào vết thương cho nên việc tránh làm bầm dập trái là rất cần thiết để tránh bệnh này xảy ra trên trái khi thu hoạch.

Sử dụng các loại thuốc như Carbendazim hay Benomyl có thể khống chế được bệnh rất tốt, tuy nhiên ở một số nước hai hóa chất này đã bị cấm sử dụng trên trái sau thu hoạch. Trong trường hợp trước 20 ngày vườn bị bệnh thì dùng thuốc phun, sau 20 ngày không dùng thuốc mà chỉ dùng biện pháp thủ công để loại bỏ quả bệnh.

Trữ lạnh cũng làm giảm khả năng lây lan của nấm


Đăng nhận xét

0 Nhận xét