Subscribe Us

header ads

Trừ Sâu bướm phượng trên cây có múi

Sâu bướm phượng (Papilio polytes, Papilio demoleus) trên cây có múi

a - Đặc điểm nhận dạng

Trưởng thành: Bướm có kích thước khá lớn, thân dài 2,8- 3,2mm và dang cánh là 9-10cm. Nền cánh màu xanh hoặc màu đen, trên đó có nhiều đốm màu vàng tươi với kích thước khác nhau. Trên cánh sau có một đốm hình bầu dục gần tròn hoặc hình bán nguyệt màu đỏ nâu.

Loài Papilio polytes - bướm trưởng thành

Trứng: Hình cầu, có đường kính khoảng 1mm, mới đẻ trứng có màu trắng sau chuyển thành màu vàng sáp, vàng da cam, trước nở màu xám.

Sâu non: Mới nở màu nâu sẫm, trên cơ có gai thịt, trông xù xì, sau đó xuất hiện các vết màu trắng. Sau 3 lần lột xác chuyển sang màu xanh vàng hoặc màu nâu xám nâu có ngực lớn.

b - Tập tính sinh sống và gây hại
Sâu trưởng thành là bướm phượng có màu sắc sặc sỡ, bướm hoạt động ban ngày, đẻ trứng rời rạc từng quả vào các đọt non. Ấu trùng nở ra, ăn rải rác trên các lá non ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng. Hàng năm sâu non xuất hiện và gây hại trên vườn cam, quýt từ tháng 4 đến tháng 9.
 
c - Biện pháp phòng, trừ
Phòng: Bảo vệ và lợi dụng tập hợp thiên địch tự nhiên như: Nhện, kiến vàng, bọ rùa, bọ cánh cứng.... Thường xuyên kiểm tra vườn quả, nếu mật độ thấp có thể thu diệt sâu non và nhộng bằng tay.
* Biện pháp hóa học: Nếu mật độ sâu cao phòng trừ sâu non bằng các thuốc trừ sâu thông thường như: thuốc Bt, A bamectin, Azadirastin, Regent, Tre bon, Dipterrex 30g + 1 chén rượu/10lít nước.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét